1,5 năm sau khi Microsoft tiết lộ lỗ hổng BlueKeep ảnh hưởng đến dịch vụ kết nối máy tính từ xa của Windows (Remote Desktop Services – RDP), hơn 245.000 hệ thống Windows vẫn chưa được vá và dễ bị tấn công. Con số này đại diện cho khoảng 25% của khoảng 950.000 hệ thống bị phát hiện có nguy cơ bị tấn công bằng BlueKeep trong lần quét đầu tiên vào tháng 5/2019.
BlueKeep là một lỗ hổng thực thi mã từ xa trong Windows RDP, cho phép tin tặc kiểm soát toàn quyền một máy tính. Nó ảnh hưởng đến các máy tính sử dụng hệ điều hành từ Windows XP đến Windows 7 và Windows Server 2003 đến Server 2008 R2.
Tương tự, hơn 103.000 hệ thống Windows dễ bị tấn công bằng lỗ hổng SMBGhost nằm trong giao thức Server Message Block v3 (SMB) bán cùng các phiên bản Windows gần đây. SMBGhost được công khai vào tháng 3/2020.
Cả hai lỗ hổng đều cho phép kẻ tấn công chiếm quyền Windows từ xa và được xem là hai trong số các lỗ hổng nghiêm trọng nhất trong Windows từng được phát hiện vài năm qua. Dù vậy, theo chuyên gia Jan Kopriva của trung tâm SANS ISC, nhiều hệ thống không hề được vá. BlueKeep và SMBGhost không phải là những lỗ hổng cho phép khai thác từ xa duy nhất hiện nay.
Korpiva cho biết, còn hàng triệu hệ thống kết nối Internet khác mà quản trị viên chưa vá lỗi, có nguy cơ bị chiếm quyền từ xa. Chúng bao gồm các hệ thống như máy chủ IIS, OpenSSL client hay các trang web WordPress.
Không rõ lý do vì sao chúng vẫn chưa được vá, nhưng những cảnh báo gần đây từ cơ quan an ninh mạng Mỹ cũng không giúp được gì. Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã phát đi hai cảnh báo, một vào tháng 5 (cho lỗ hổng Exim CVE-2019-10149) và một vào tháng 10 (cho lỗ hổng BlueKeep). Hiện tại, có hơn 268.000 máy chủ Exim chưa vá lỗ hổng CVE-2019-10149.
Con số cho thấy, nếu những lỗ hổng bảo mậtnguy hiểm nhất còn bị bỏ qua, các lỗ hổng kém nổi hơn chắc chắn còn tồn tại trên nhiều hệ thống hơn nữa.
Du Lam(Theo ZDN)
Các nhà nghiên cứu bảo mật cho biết những mẫu TV TCL chạy Android bị cài phần mềm "cửa hậu" (backdoor), liên kết đến máy chủ ở Trung Quốc.
" alt=""/>Hàng triệu máy tính và máy chủ Windows vẫn bị lỗ hổng BlueKeep đe dọaTrong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, Doctor Housing chia sẻ bí kíp phân bổ chi tiêu thông minh để người trẻ đảm bảo chất lượng cuộc sống và tích lũy cho tương lai.
_____
Show:How2Money
Host: Doctor Housing - Kim Tuyến
_____
Theo Doctor Housing Nguyễn Duy Chuyền, thu nhập hạn hẹp trong khi sinh hoạt phí tại các thành phố ngày càng tăng cao là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ rơi vào khủng hoảng quản lý tài chính cá nhân.
Chính vì vậy, ông khuyên người trẻ nên tập thói quen lập kế hoạch tài chính rõ ràng, xác định các khoản chi tiêu cố định và trích lập quỹ tiết kiệm hàng tháng để tránh rơi vào khủng hoảng tài chính.
"Với việc sử dụng các ứng dụng tài chính như lệnh cắt tiền tự động hay đầu tư vào các quỹ an toàn, người trẻ không chỉ dễ dàng tạo ra khoản dư đảm bảo trong tương lai mà còn giảm thiểu nguy cơ sập ‘bẫy thu nhập’ và vòng xoáy nợ nần", ông gợi ý.
Trong số How2Money tuần này, chuyên gia Nguyễn Duy Chuyền cũng lưu ý trước khi quyết định "bỏ phố về quê" để tiết kiệm chi phí, người trẻ cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như cơ hội việc làm và chất lượng cuộc sống.
_____
Độc giả đặt câu hỏi với Doctor Housing có thể gửi về email [email protected] hoặc chia sẻ qua nền tảng YouTube.